THƯ PHÁP LÀ GÌ?_WHAT IS CALLIGRAPHY?

Thư pháp là gì?

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ...
(Ông Đồ-Vũ Đình Liên).

Ông đồ trong bài thơ trên đây bày mực tàu giấy đỏ để hành nghề viết mướn, bán chữ cho khách qua đường. Nghề của Ông không cần đến những văn chương chữ nghĩa cao siêu. Bất quá là những chữ phổ cập trong đại chúng như:"Phúc, Lộc, Thọ, Kim Ngọc Mãn Đường v.v.... Tuy nhiên những chữ này phải được viết thực đẹp để có thể mang về nhà dán lên vách, lên cột như những bức tranh. Yêu cầu về nghề nghiệp của Ông đồ này là phải có hoa tay:
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay

Muốn viết được thứ chữ như phượng múa rồng bay đó, người viết cần phải có một Thư Pháp.

THƯ PHÁP (Calligraphy-callégraphie) là cách viết chữ đẹp-một trong những bộ môn nghệ thuật rất trí tuệ và tao nhã.

Cách đây hơn 35000 năm, người tiền sử đã để lại nhiều bức vẽ đầu tiên trong các hang động. Nhưng nếu chỉ biết vẽ thì chưa đủ trí tuệ để đưa con người thoát ra khỏi thời kỳ ăn lông ở lỗ. Chỉ đến khi chữ viết xuất hiện mới chứng tỏ con người đã có một bước ngoặt để tiến vào những nền văn hóa, văn minh.

Chữ viết nảy sinh từ nhu cầu làm sổ sách, kế toán, những văn tự xưa nhất dưới dạng ký hiệu xuất hiện ở vùng đồng bằng Mesopotamia vùng Trung Cận Đông vào khoảng 4000 năm trước tây lịch. Chữ Hán của người Trung Hoa xuất hiện chậm hơn vào khoảng 2000 năm trước tây lịch. Huyền thoại về chữ viết của người Trung Hoa cho rằng người xưa đã quan sát dấu chân chim, chân thú để lại trên tuyết hay trên cát mà sáng tác ra dạng chữ Hán. Trong số những dấu tích xưa nhất của chữ Hán, có thứ chữ khắc trên mai con rùa gọi là giáp cốt văn mang nội dung của Kinh Dịch được xác định niên đại vào khoảng từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XI trước tây lịch. Nghe nói sau này, ở Trung Quốc có học giả Quách Mạt Nhược là người có thể đọc và hiểu được thứ giáp cốt văn ấy.

Chữ viết của người Nhật có từ thế kỷ thứ V trước tây lịch, có nguồn gốc từ chữ Hán, do người Trung Hoa đưa vào qua Kinh Phật. Trong một thời gian dài đến thế kỷ XIII, người Nhật đã phải sử dụng chữ Hán. Mãi đến đầu thế kỷ thứ IX, một số các mệnh phụ phu nhân trong triều đình sáng tác ra một kiểu chữ riêng gọi là Hiragana, mượn từ chữ Hán nhưng đơn giản hóa đi nhiều và tạo ra hình kiểu Nhật Tương tự như thế, Hàn Thuyên và các nhà ngữ học tiên phong của nước ta đã sáng tác ra chữ Nôm.

Ở phương Tây, chữ  Anh, chữ Pháp bắt nguồn từ các cổ tự Ả Rập, Hy Lạp, La Mã. Tại thư viện Charles Quint, còn lưu trữ những văn bản viết theo kiểu tràng giang đại hải, câu chữ viết liên tục, không có khoảng cách giữa các từ hoặc các chương. Mãi đến năm 1637, nghề in đã phát triển ở châu Âu mới thấy xuất hiện lần đầu một quyển sách “ thông minh” được trình bày theo quy cách hiện đại. Đó là quyển Phương Pháp Luận ( Discours de la Méthode) của René Descartes viết bằng tiếng Pháp.

Như thế, chữ viết là một quá trình phát triển phức tạp và lâu dài, xem ra nhân loại đã tốn không biết bao nhiêu trí tuệ và tâm huyết.

Song song với việc sáng tạo ra con chữ, người ta còn phải sáng tạo ra cách viết chữ.

Lúc đầu và đơn giản nhất là dùng ngón tay viết trên cát hay trên mặt đất. Muốn giữ lâu hơn thì viết lên những tảng đất sét, tảng đá, trên gỗ. Người Trung Hoa thời xưa chép sử trên những mảnh tre. Người Bà La Môn chép kinh bằng cách dùng bút lửa viết lên phiến lá bối, da dê. Khi đã phát minh ra giấy thì dùng bút lông, bút cây, bút tre, bút sắt, bút bi.

Và bây giờ, trên máy vi tính chữ viết không đươc tạo hình bằng bút mà bằng “bit”.

Bất cứ thứ chữ viết và cách viết nào lúc đầu cũng phải xuất hiện dưới dạng chân phương. Khi mọi người đã quen tay, quen mắt người viết mới chú ý đến cách trình bày đẹp hơn. Cách viết chữ đẹp dần dần được nâng lên hàng nghệ thuật, tức là thư pháp. Trong thư pháp, người viết gửi gắm “Cái tôi” của mình vào đó rất nhiều. Cái gửi gắm vào đó không chỉ có hoa tay mà còn có cái thần (spirit). Do đó, người không có bản sắc tâm hồn và cá tính mạnh mẽ thì không thể có một thư pháp. Trung Quốc là một nước có nhiều nhà thư pháp lớn. Trong số đó nổi tiếng nhất là Vương Hy Chi đời Tần. Sách Tần thư chép: năm Vĩnh Hòa thứ 9 ngày mồng ba tháng ba họ Vương cùng 41 danh sĩ đương thời họp mặt ở Lan Đình huyện Cối Kê tỉnh Triết Giang nhân dịp này Vương Hy Chi tự tay viết bài Tự Tập Thành 28 hàng 324 chữ đẹp đến nỗi mọi người đều mê mẩn.

Sau Vương Hy Chi đến Vương Duy đời Đường, tài tử đại gia Tề Hoàng Mế Sái đời Tống.

Sau này, tiểu thuyết gia Kim Dung giàu tưởng tượng còn đem cả kiếm thuật, võ thuật vào thư pháp, thêu dệt nên lắm chuyện ly kỳ trong Hiệp Khách Hành hoặc Cô Gái Đồ Long.

Võ lâm chí tôn, bảo đao Đồ Long
Hiệu lệnh thiên hạ…

Gạt bỏ những điều bịa đặt hoang đường, cái có thực trong các câu chuyện trên là một nghệ thuật  thư pháp đã đạt đỉnh cao của người Trung Hoa.

Người Việt Nam có Cao Bá Quát là một nhà thư pháp thuộc hàng đệ nhất danh gia. Bạn đọc Áo Trắng đã có dịp nhìn thấy bút tích Cao Bá Quát được giới thiệu trong quán sách nói của ông đồ số xuân Bính Tý vừa qua.

Còn hiện nay thì có giai thoại về thư pháp của nhà thơ Hoàng Trung Thông. Hồi đó, nhà thơ Hoàng Cầm mở quán bán rượu nếp làng Vân ở Hà Nội, Hoàng Trung Thông vốn sính rượu vào đấy uống say mèm trong cơn đại tuý, Hoàng Trung Thông đứng dậy viết lên vách tường của quán rượu một chữ TỬU tuyệt đẹp. Tiếc rằng thư pháp của ông ngoài một chữ TỬU ấy không biết còn để lại những gì nữa chăng?

Chữ quốc ngữ mà chúng ta đang dùng tuy là thứ văn tự non trẻ và mang ký tự La Tinh nhưng càng ngày càng có nhiều người viết nâng lên ngang hàng thư pháp.Chèo Vỡ Sông Trăng của Minh Đức Triều Tâm Ảnh là một dạng thư pháp chữ quốc ngữ mang nét chữ Latinh và cái thần của thư pháp Trung Hoa. Lối chữ của Trịnh Công Sơn dùng để chép lời trong các bản nhạc của anh cũng là dạng thư pháp được nhiều bạn trẻ ưa thích bắt chước viết theo khá giống.

Có người cho rằng thư pháp là bộ môn nghệ thuật cao minh hơn hội họa một cái đầu. Điều đó thì chưa thể khẳng định. Có điều ngày nay tranh là một mặt hàng đại trà trên thị trường còn thư pháp, thư họa thì khó kiếm hơn nhiều. Người biết viết đã hiếm và người biết thưởng thức cũng hiếm.

What is calligraphy?

Every year, at the peach blossoms’ bloom
An old-times scholar was seen
With his Chinese ink and red papers…
( Old-times scholars – Vu Dinh Lien)

The above old-times scholar displayed his Chinese ink and red papers to earn his living by writing Chinese characters per bypassers’ requests. His profession did not need sublimely-meaning words and literature. At most, the words  were popular ones like: Happiness, Prosperity, Longevity, Mansion full of gold and gems, etc… However, these words must be written with a high state-of-the-art style so that they could be brought home and hung on the walls or columns as paintings. The exquisite requirement for these old-times scholars was that they had to master dexterity:

His dexterity drew strokes
Looking like a dancing phoenix and a soaring dragon…

In order to create such dancing-phoenix and soaring-dragon like strokes, the writer must have a Calligraphy.

CALLIGRAPHY is the way of creating artistic and impressive strokes – one of the highly spiritual and refined arts.

Thirty-five thousand years ago, pre-historical people carved their very first pictures  in grottoes and caves. Nevertheless, knowing how to draw was not enough to help human beings surpass their primitive stage of living. Only when written words  came into existence could men reach their turning point to enter some real cultural civilization.

Written words were created due to the need of keeping accounting books. The most ancient written words in the form of signs appeared in the Mesopotamia delta of the Near Middle East about 4,000 years before Christ. China’s characters took a longer time to come into being – about 2,000 years before Christ. A Chinese legend has it that the ancient Chinese observed birds’ and animals’ footprints on snow or sand fields to create Chinese characters. Among the most ancient traces of Chinese characters was a form of characters carved on tortoises’ backs named Tortoise Shell’s Characters conveying the content of Kinh Dich dating from about the 16thcentury till the 11th century before Christ. It was said that later in China scholar Quach Mat Nhuoc was the one who could read and understand those Tortoise Shell’s Characters.

The Japanese people gave birth to their written words in the 5th century before Christ, which originated from the Chinese characters and first introduced in Japan by the Chinese via Buddha’s teaching books. Over a long period of 13 centuries, the Japanese had to use Chinese characters. Until the beginning of the 9th century, a number of the Royal Court’s ladies created a particular style of Japan’s written words named Hiragana, which was generated from Chinese characters but much more simplified and formed with Japanese style. Similarly, Vietnam’s Han Thuyen and pioneer linguists created Chinese-transcribed Vietnamese.

In Western countries, English and French written words originated from Arabian, Greek and Roman ancient characters. At Charles Quint library, there still are archives of sheets written in texts with non-stop running sentences without any space between words or chapters. It wasn’t until 1637, after the printing profession had been developed that there appeared for the first time in Europe an “ intelligent” book  designed and presented in the modern style. That was “Discours de la Méthode” by René Descartes, written in French.
Thus, written words have gone through a process of prolonged and complicated development, which has consumed a lot of human beings’ mental devotion  and heartfelt dedication.

Concurrently with the creation of written words was the creation of how to form the characters of such written words.

At the very beginning and in the simplest style, people used their fingers to write on the sand’s surface or the earth’s surface. In order to preserve the written words, people wrote on clay cakes, rocks or wooden boards. The ancient Chinese wrote their history on bamboo slices. The Brahmins wrote their prayers with burning flame pens on la boi slabs, goat skin patches…When paper was invented, people used brushes, reed pens, bamboo pens, iron pens, ball point pens….to write.

And now, on the computers written words are not formed by pens but by “bits”.

Any form of characters or character forming style was to appear in plain forms at the very beginning. It took people being familiar with words presented in writing or viewing before the writers began to think of more eye-catching style of writing.  How to create attractive written words was gradually upgraded to the level of fine arts – that is calligraphy. In Calligraphy, the written words are deeply imbued with the writer’s  “Ego”.  In order to have such an infiltration of “Ego”, the writer does not only possess a dexterity, but also a spirit. Therefore, without a spiritual character and a strong personality, one cannot master a calligraphy. China is considered a country with many great calligraphers. Among the distinguished ones, Vuong Hy Chi of the Tan dynasty was the most famous calligrapher. The Tan book wrote: in the 9th Vinh Hoa year, on the lunar 3th March,  the Vuong and 41 other then scholars  got together at Lan Dinh, Coi Ke district in Chiet Giang province. On this occasion, Vuong Hy Chi handwrote a text comprising of 28 rows, 324 characters, which looked so beautiful that people were deeply charmed.

Succeeding Vuong Hy Chi was Vuong Duy of the Nuong dynasty. Then came four distinguished calligraphers: Te, Hoang, Me, Sai of the Tong dynasty.

Later, Chinese novelist Kim Dung with his rich imagination brought sword art and martial arts into calligraphy, fabricating many dramatic stories in Knight Activities or Do Long Lady:

Giang-Hu Top Leader, precious sword Do Long
Commanding people…

Apart from fabricated fabulous anecdotes, the real thing in the above stories was the art of calligraphy, which has achieved its peak glory in China.

In Viet Nam,  Cao Ba Quat was a top calligrapher of great fame in the old times.   Nowadays, there  is an anecdote about poet Hoang Trung Thong’s calligraphy. A long time ago, poet Hoang Cam opened an inn to sell Long Van glutinous rice liquor in  Ha Noi, Hoang Trung Thong. He was very fond of drinking, once visited the inn and became heavily drunk. During his dead intoxication, he stood up and wrote on the inn’s wall a beautiful Chinese word, meaning liquor. It is a regret that besides that Liquor word, he had no other calligraphy works.

The national language we are using though is just a young writing in Latin characters, but more and more writers have heightened it to the level of calligraphy. Famous musician Trinh Cong Son handwriting used in writing his songs’ words is a form of calligraphy having been imitated by many youths in their handwriting, which is fairly similar to the original.

It is said that calligraphy is an art higher than painting a “head”. That is still yet to be confirmed. However, actually these days while paintings are very popular in the markets, calligraphy works are rarely found. Both calligraphers and calligraphy works connoisseurs  are quite scarce .   ( AN OLD –TIMES  SCHOLAR).

No comments:

Post a Comment